BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẦU CÁ NGỪ ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM

Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia
súc nói chung và nuôi thuỷ sản nói riêng. Lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc và
nuôi thuỷ sản ở nước ta cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong đó bột cá sản xuất
công nghiệp chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu, do vậy phải nhập khẩu. Trên thực tế
người nuôi chủ yếu là sử dụng bột cá tự chế là chủ yếu, nhưng việc sản xuất và
chế biến bột cá tự chế còn nhiều bất lợi thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó phế phẩm của các nguyên liệu thuỷ sản chiếm một tỉ trọng lớn trong
quá trình chế biến. Trước kia, phế phẩm không được sử dụng làm thức ăn, hiện
nay nó đã trở thành một nguồn tiềm năng để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và
phi thực phẩm. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản/động vật từ phế liệu thủy sản
đang là bài toán tìm ra hướng đi mới thay thế một phần bột cá trong sản xuất thức
ăn nuôi thuỷ sản/động vật để giảm bớt lượng bột cá phải nhập khẩu đồng thời
làm tăng giá trị kinh tế của phế liệu và góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.