Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov"

Milkhail Bulgacov - nhà văn Nga thế kỉ XX - là điển hình cho số phận của
những văn sĩ mà con người, cuộc đời và tác phẩm đã phải trải qua tất cả những thăng
trầm của lịch sử, những thử thách về chính trị và nghệ thuật để có thể khẳng định tài
năng đích thực. Bị nghi ngờ tác phẩm cuả mình chống chính quyền Xô Viết, sinh thời,
Bulgacov chỉ có thể in được một cuốn sách. Thế nhưng, từ khi tác phẩm trở lại với
bạn đọc Nga sau thời “cải tổ”, có lẽ không có nhà văn Nga – Xô Viết nào được quan
tâm như ông.
Điều đặc biệt là qua hầu hết các tác phẩm của mình, nhà văn luôn sử dụng “cái
nghịch dị” như một phương thức để xây dựng thế giới hình tượng, từ đó, gián tiếp
bộc lộ thái độ của mình đối với xã hội đương thời. Điều này càng được nhà văn tập
trung biểu hiện trong truyện vừa Trái tim chó, sáng tác trong khoảng thời gian 1925 –
1926, câu chuyện về một chú chó hoang bỗng chốc trở thành con người sau một cuộc
phẫu thuật cấy ghép tuyến yên, làm nảy sinh trong xã hội loài người bao chuyện khóc
cười…